NHỮNG LƯU Ý CHO GIA ĐÌNH BẠN TRONG DỊP NGHỈ LỄ 30/4

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5 sắp tới kéo dài 5 ngày, được dự báo là một mùa du lịch sôi động nhất từ trước đến nay. Lịch trình di chuyển nhiều, cộng thêm thời tiết nắng nóng gay gắt. Số lượng người đổ về địa điểm du lịch đông đúc nên nhiều vấn đề sẽ gặp phải trong quá trình nghỉ lễ này. Những lưu ý sau đây sẽ giúp gia đình bạn có chuyến đi du lịch nghỉ dưỡng an toàn, tiết kiệm và tốt nhất.

I. DỊP LỄ CẦN LƯU Ý GÌ CHO SỨC KHỎE CẢ GIA ĐÌNH?

HT - Với nhiều gia đình, dịp nghỉ lễ cũng là cơ hội để cả nhà tổ chức một chuyến đi chơi. Tuy nhiên khi thay đổi không gian sinh hoạt và phải di chuyển những chặng đường dài, việc chăm lo cho sức khỏe của các thành viên là điều rất cần chú ý.

Dịp lễ đi du lịch lưu ý gì cho sức khỏe? - Ảnh 1.

Dịp nghỉ lễ nhiều gia đình có kế hoạch đi chơi xa, du lịch 

Vào dịp nghỉ lễ, nhiều gia đình đi du lịch với quãng đường di chuyển xa, phải thay đổi môi trường sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Làm sao để chăm sóc sức khỏe trong những ngày xa nhà, đặc biệt với những người mắc bệnh mãn tính và trẻ nhỏ?

Cẩn trọng với đồ ăn "độc, lạ" khi đi du lịch ra sao?

Chú ý mang thuốc dự phòng, tránh nắng nóng

BS Trần Thị Hiếu - phụ trách khoa dinh dưỡng - tiết chế Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM) - cho biết người mắc các bệnh mãn tính như huyết áp, đái tháo đường có nguy cơ gặp các biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim rất cao. 

"Do vậy, trước khi đi du lịch xa, dài ngày hoặc đi bằng xe máy, bệnh nhân nên đi khám định kỳ để bác sĩ tham vấn sức khỏe. Ngoài ra, một điều rất quan trọng khi đi du lịch xa, bệnh nhân cần phải mang theo thuốc điều trị đang dùng để kiểm soát bệnh, ngừa biến chứng nặng lên, hay khi xảy ra biến chứng (ví dụ huyết áp đột ngột tăng cao trong lúc đi du lịch có thể làm đột quỵ). 

Người bệnh cũng cần chú ý chuẩn bị lượng thuốc mang theo nhiều hơn số ngày dự kiến đi du lịch, cầm theo các toa thuốc dự phòng để ứng phó với tình huống phát sinh", BS Hiếu khuyến cáo.

BS Hiếu cũng hướng dẫn khi người dân đi du lịch di chuyển bằng xe máy, ô tô đường dài nên chuẩn bị nước và vài món ăn nhẹ để dùng dọc đường như trái cây, nước suối, nước điện giải hoặc nước dừa.

BS Hiếu lý giải: "Khi di chuyển bằng xe máy, hơi nóng, nắng và gió bốc hơi từ dưới lòng đường dễ khiến người điều khiển phương tiện hoa mắt, chóng mặt, thậm chí say nóng, say nắng. 

Bởi vậy, khi di chuyển bằng phương tiện này cần che nắng kỹ, mặc đồ thoáng mát, bố trí thời gian nghỉ ngơi dọc đường. Khi nhiệt độ ngoài trời trên 38OC, cần phải đảm bảo 30 phút uống nước 1 lần, có thể uống dần từng ngụm nhỏ, từ 200 - 250ml/lần.

Ngoài ra, trong quá trình di chuyển cần bổ sung những món ăn cân bằng dinh dưỡng. Có thể ăn một số loại đạm dễ tiêu hóa như trứng, thịt gà, trái cây. 

Không nên ăn đồ chiên rán vì sẽ gây khó tiêu, nặng bụng. Bên cạnh đó, không lạm dụng trà, cà phê, các loại nước ngọt và nước tăng lực".

BS Nguyễn Trọng Hưng - trưởng khoa khám, tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng quốc gia - khuyến cáo nên uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể, không phải uống càng nhiều càng tốt.

Cụ thể, người trưởng thành nên uống 40ml nước/1kg cân nặng/ngày, như vậy người khoảng 40kg thì cần uống 1,6 lít là đủ; người 50kg thì sẽ uống 2 lít; người 60kg thì sẽ uống 2,4 lít. 

Còn với người cao tuổi lượng nước uống sẽ ít đi, có thể chỉ ở khoảng 30 - 35ml/1kg cân nặng bởi khi cao tuổi, các chức năng tim, gan, chuyển hóa nước cũng giảm đi.

Cẩn trọng với thức ăn "độc, lạ"

Du lịch cũng là cơ hội để nhiều gia đình có thể thưởng thức những món ăn vùng miền mới lạ. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt với những người có bệnh lý nền cần cẩn trọng hơn.

BS Hiếu nhấn mạnh: "Khi đi xa cần tránh những thức ăn trước đó bản thân bị dị ứng vì khi bị sẽ khó cấp cứu kịp ở nơi xa lạ. Tránh một số thức ăn lạ, đặc sản vùng miền có nguy cơ gây dị ứng hoặc dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nôn, tiêu chảy như: hải sản lạ (nhất là loại có vỏ kitin, hay có độc tố: cá nóc), côn trùng (đuông dừa, cào cào, châu chấu), món tái (gỏi cá, tái)...

Theo BS , nắng nóng là cơ hội để cho các vi khuẩn xâm nhập, làm hỏng thực phẩm nhanh, vì thế khi đi dã ngoại hay ăn uống tại gia đình trong dịp nghỉ lễ nên cố gắng ăn càng sớm càng tốt các thực phẩm vừa chế biến.

"Những người bệnh mãn tính cao tuổi, trẻ nhỏ cần ăn uống điều độ, hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng, dễ tiêu, uống đủ nước. Nên hạn chế những món ăn sống, tái hay các đồ ăn lạ, tránh lạm dụng rượu bia và các chất kích thích. 

Dù là kỳ nghỉ nhưng do mắc bệnh mãn tính nên vẫn cần lưu ý nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời khi thời tiết nắng nóng, lạnh. Bên cạnh đó, hạn chế các hoạt động gắng sức. 

Không nên thức khuya, cố gắng phân bổ thời gian như thường ngày để không làm phá vỡ thói quen sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là trẻ nhỏ", 

Chuẩn bị trước thức ăn khô mang theo cho trẻ

BS, chuyên gia khuyến cáo đối với trẻ em cần chú ý mang theo sữa loại trẻ hay dùng, bánh quy, ngũ cốc ăn giặm, cháo tươi, đồ hộp... Với trẻ nhỏ còn đang sử dụng sữa bình hay ăn giặm, phụ huynh có thể chuẩn bị sẵn một bình sữa pha giữ ấm hoặc một cốc ủ cháo ăn giặm để dùng được luôn trong quá trình di chuyển.

Việc làm đúng cách để chăm sóc trẻ khi đi du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5:

1. Không bỏ bữa, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho con:

Chắc hẳn khi đi du lịch, việc bị sáo trộn chế độ sinh hoạt của cả gia đình là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn hoàn toàn cần thiết việc ăn uống đầy đủ, ăn chín uống sôi, uống đủ nước, thành phần dinh dưỡng phải được đảm bảo để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe của con

2. Không để con chơi ngoài trời nắng quá lâu:

Luôn trang bị cho con mũ hoặc nón vành rộng, thoa kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài trời và không quên việc nhắc nhở và không để con tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời bởi dễ gây say nắng hoặc ngất ở trẻ.

 

Chăm sóc trẻ đúng cách khi đi du lịch.

3. Chọn phòng khách sạn, khu nghỉ dưỡng có nhiều ánh sáng, hợp vệ sinh:

Trong kì nghỉ dưỡng này, với thời tiết khá oi bức, cha mẹ nên chọn không gian phòng khách sạn/nghỉ dưỡng nhiều ánh sáng, sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn, tránh nơi có sự phát triển của côn trùng, ruồi, muỗi hay các vi sinh vật có hại khác.

4. Chú ý quan trọng khi dùng điều hòa cho trẻ khi đi du lịch:

Không để con chạy ra vào phòng liên tục vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh. Nên để ở nhiệt độ từ 25-28 độ C, không nên để quá thấp và chênh lệch lớn với nhiệt độ bên ngoài. Khi ra khỏi phòng nên mở cửa từ từ rồi chờ 2-3 phút trước khi đi ra để cơ thể bé thích nghi với nhiệt độ bên ngoài.

Việc cha mẹ KHÔNG NÊN làm đối với trẻ khi đi du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5:

Không dể trẻ tắm nhiều lần, quá lâu.

  • Không tắm quá nhiều lần trong ngày, tắm quá lâu, nhất là khi cho bé tắm bể bơi, tắm biển,...
  • Không để bé chơi lâu ngoài nắng hoặc di chuyển lâu ngoài nắng, tới chỗ tập trung đông người.
  • Không nên mặc quần áo cho bé ngay sau khi tắm, lúc chưa khô hẳn người, vì khi da bị ẩm ướt sẽ dễ bị hăm da, ngoài ra còn dễ gây cảm lạnh cho bé.
  • Không thoa phấn rôm khi da bé còn ướt, đổ nhiều mồ hôi, vì phấn gặp nước sẽ bị vón cục – tập trung 1 chỗ, khiến bít lỗ chân lông làm cản trở tiết mồ hôi, không tốt cho sức khỏe của bé.

Cách phòng và tránh bệnh cho bé đúng cách khi đi du lịch trong mùa nắng nóng:

Dưới đây là một số cách phòng và tránh bệnh trong mùa nắng nóng có thẩy gây ra cho trẻ khi đi du lịch cùng với gia đình, người thân:

Chuyên gia khuyến cáo rằng nên cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi bú mẹ, vừa giúp con bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, vừa tăng khả năng miễn dịch cho bé. Đối với những trẻ không bú mẹ, nên chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ để giúp bé tăng sức đề kháng.

II. 8 VẤN ĐỀ LƯU Ý VỀ SỨC KHỎE KHI ĐI CHƠI

1. PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TÁI BÙNG PHÁT
Thời gian gần đây, dịch bệnh Covid có dấu hiệu quay trở lại với số người mắc bệnh ngày càng gia tăng, bên cạnh đó, loại bệnh này rất khó có thể phân biệt với các bệnh cảm cúm thông thường( bằng nhìn bên ngoài chủ quan). Vì vậy nhiều người sẽ trở nên lơ là mất cảnh giác và nghĩ chỉ là bệnh thông thường. Cho đến khi bệnh có trở chứng nặng mới phát hiện ra.
Một số lưu ý CẦN BIẾT để phòng tránh dịch bệnh trong mùa di chuyển tụ tập đông người:

- Tiêm nhắc lại các mũi Vắc- xin phòng ngừa dịch Covid cho toàn thể gia đình trước khi đi du lịch

- Mang theo các loại thuốc phòng, giảm bệnh cảm cúm, covid được sự cho phép của Bộ Y Tế lưu hành và khuyến cáo

- Mang khẩu trang mọi lúc khi tới chỗ đông người tụ tập

- Rửa tay sát khuẩn bằng xà phòng và nước khử trùng thường xuyên

- Luôn luôn theo dõi cập nhật tình trạng sức khỏe cả gia đình để có phương án chủ động kịp thời

- Cập nhật các thông tin phòng chống dịch bệnh thường xuyên trên báo đài, các số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch trên cả nước và địa phương bạn tới.

2. Viêm tai khi đi bơi

Là một bệnh nhiễm trùng ở ống tai ngoài xảy ra khi nước bị giữ lại trong tai tạo ra một môi trường ẩm ướt, giúp vi khuẩn dễ phát triển. Trẻ em rất dễ bị nhiễm trùng tai ở bể bơi hoặc biển. Bệnh này khiến tai ù và ngứa và có thể đau đớn. Một số trẻ em (hoặc người lớn) cũng có thể bị mất thính giác tạm thời. Nên dùng thuốc nhỏ tai sát trùng và có thể tránh được bằng cách đeo nút tai khi các bé đi bơi.

3. Say nắng

Say nắng xảy ra khi chơi đùa quá lâu ở ngoài trời dẫn đến nhiệt độ cơ thể cực kỳ cao. Say nắng có thể gây ra mạch nhanh, mất phương hướng, buồn nôn, lưỡi sưng khô, da đỏ và nóng. Trong trường hợp nặng, say nắng có thể khiến người bệnh bất tỉnh.

Say nắng có thể trở thành nghiêm trọng và trong những trường hợp này cần chuyển đến phòng cấp cứu nhanh. Để tránh say nắng, hãy giữ trẻ chơi trong mát vào những ngày nắng nóng và cho uống nhiều nước để tránh mất nước.

DI CHOI

Nên tránh nắng cẩn thận khi đi chơi dưới trời nắng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

4. Sốt phát ban

Thường nổi những nốt hồng hoặc đỏ ở đầu cổ vai gây ngứa và khó chịu. Sốt phát ban thường do mặc quần áo dày khi trời nóng. Nên mặc quần áo mát mỏng để giảm nguy cơ. Bệnh thường biến mất sau một hoặc hai ngày và không cần đi cấp cứu.

5. Viêm mũi dị ứng

Bệnh thường gây ra do dị ứng với phấn hoa hoặc bụi bặm trong môi trường, làm cho màng nhầy của mắt mũi bị ngứa và viêm, gây chảy nước mũi, nhảy mũi và chảy nước mắt liên tục. Nên cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường và tránh các yếu tố gây dị ứng.

6. Ngộ độc thực phẩm

Thức ăn rất dễ bị ôi thiu khi ở nhiệt độ cao, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đi chơi tránh ăn ở các hàng quán kém vệ sinh.

7. Ong chích

Ong chích có nhiều khả năng xảy ra trong mùa hè và có thể gây chấn thương cho trẻ nhỏ. Dạy con trẻ hãy bình tĩnh khi xung quanh có những con ong thì sẽ ít bị chích hơn. Chớ nên bỏ chạy hoặc vùng vẫy tay chân chỉ làm tăng cơ hội ong đốt mà thôi.

8. Tổn thương mắt

Các tia UVA và UVB từ mặt trời sẽ gây hại cho mắt vì mắt trẻ em trong suốt hơn mắt người lớn. Nên cho trẻ đeo kính râm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một chiếc mũ rộng vành sẽ tăng thêm sự bảo vệ cho đôi mắt của trẻ.

III. NHỮNG LƯU Ý KHI DI CHUYỂN ( BẰNG MÁY BAY, Ô TÔ, XE MÁY...)

Việc thay đổi đột ngột thói quen sinh hoạt trong những ngày đi chơi sẽ khiến cơ thể bạn chưa kịp thích nghi và dễ xảy ra các phản ứng như: Sốc nhiệt, Cơ thể dễ bệnh, nhiễm vi-rút, tình trạng nghiêm trọng hơn sẽ khiến các bệnh trở nên mãn tính. Nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi.
Sau đây là những lưu ý cho gia đình bạn khi di chuyển bằng máy bay: 

Với những lưu ý nêu trên, hy vọng rằng gia đình bạn sẽ có chuyến đi du lịch thật tốt đẹp sắp tới. Mọi lưu ý về lịch trình di chuyển, khí hậu, chính sách nhập cảnh, tour, vé máy bay, tàu , khách sạn trong dịp lễ này cần được hỗ trợ. Vui lòng liên hệ Hotine để được hỗ trợ kịp thời. Hotline: 0917.230.505 ( Zalo/Call)
Hatika Travel xin chúc quý khách có chuyến đi an toàn, thuận lợi!
 
 

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận

Chat